Trang Tuyển sinh Trường Đại học Công Thương TP.HCM ts.huit.edu.vn

Chuyên gia công nghệ nói về xu hướng ngành Công nghệ thông tin năm 2022

Công nghệ thông tin (CNTT) đang được xem là chìa khóa quan trọng giúp con người, doanh nghiệp, nền kinh tế thích ứng và bứt lên trong đại dịch. Vậy xu hướng công nghệ thông tin năm 2022 sẽ như thế nào? Cơ hội nào cho sinh viên công nghệ thông tin trong những năm tới?

Theo PGS.TS Đặng Trần Khánh – Trưởng khoa Công nghê thông tin, trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM (HUFI) dự báo xu hướng công nghệ thông tin sẽ tiếp tục được ứng dụng và phát triển mạnh tại Việt Nam trong năm 2022: “CNTT là công cụ nền tảng cho chuyển đổi số  phương tiện không thể thiếu cho hầu như tất cả các lĩnh vực khoa học công nghệ liên ngành, xuyên ngành. Đây là một xu hướng phát triển tất yếu, quan trọng của ngành CNTT. Đặc biệt, khi làm việc trong ngành công nghệ thông tin, các bạn có cơ hội nhận được mức lương cực kỳ hấp dẫn, môi trường làm việc không biên giớiXu hướng này sẽ ngày càng rõ nét hơn và cũng sẽ góp phần đưa ngành CNTT là một lựa chọn hàng đầu cho các bạn trẻ năng động. Tuy nhiên, sự phát triển của ngành CNTT cũng như sự biến động của thị trường luôn đòi hỏi người làm công nghệ thông tin phải học hỏi liên tục, phát triển các kỹ năng toàn diện cũng như khả năng thích ứng nhanh với mọi biến đổi.
PGS.TS Đặng Trần Khánh – Trưởng khoa Công nghê thông tin, HUFI

Định hướng đào tạo của HUFI cho ngành CNTT để phù hợp với xu hướng trong tương lai?

PGS.TS Đặng Trần Khánh:Hiện tại, HUFI đang đào tạo những kiến thức chuyên ngành khá đầy đủ : từ kiến trúc hạ tầng cho đến phát triển ứng dụng. Có thể nêu ra đây một số học phần tiêu biểu trong chương trình đào tạo như sau : kiến trúc máy tính, kỹ thuật lập trình, quản trị mạng, phân tích và thiết kế hệ thống, cơ sở dữ liệu và hệ quản trị cơ sở dữ liệu, công nghệ và ngôn ngữ lập trình tiên tiến, phân tích và xử lý dữ liệu nâng cao, thiết kế và phát triển ứng dụng web, ứng dụng với thiết bị di động thông minh, công nghệ quản lý và phân tích dữ liệu lớn. Đặc biệt còn có các công nghệ, thuật toán liên quan đến trí tuệ nhân tạo (AI) và bảo mật dữ liệu (Data Security). Việc xây dựng và triển khai chương trình đào tạo (CTĐT) đều được định hướng cho việc phát triển chuyên môn, phát triển kỹ năng mềm trau dồi khả năng tự học suốt đời nhằm giúp sinh viên, học viên có thể tham gia nhiều dự án và vị trí công việc khác nhau trong tương lai. Với định hướng đào tạo CNTT như vậy, cùng với những kiến thức và kỹ năng chuyên môn được trang bị trong quá trình học, đi kèm với sự nỗ lực của bản thân, các bạn sinh viên/học viên tốt nghiệp từ HUFI có thể đảm nhận được nhiều vị trí công việc chuyên môn khác nhau trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, từ lập trình viên cho đến tư vấn và phân tích thiết kế các hệ thống phần mềm, quản lý cũng như đưa ra được các giải pháp về CNTT.”

Sinh viên khoa Công nghệ thông tin tham quan, kiến tập tại doanh nghiệp

Cơ hội nào dành cho sinh viên CNTT khi ra trường giữa khủng hoảng Covid-19?

PGS.TS Đặng Trần Khánh: “Theo tôi, khủng hoảng COVID gần như không ảnh hưởng đến ngành CNTT do đặc thù của ngành là hoàn toàn có thể chuyển đổi linh hoạt sang làm việc từ xa (Work from home-WFH), một xu hướng mà các doanh nghiệp trong nước và quốc tế hiện nay đang áp dụng trên diện rộng hay vừa làm việc vừa du lịch (Workation), một xu hướng mới xuất hiện gần đây nhưng cũng không kém phần hấp dẫn các bạn trẻ CNTT tài năng. Thực tế cho thấy các công ty về CNTT vẫn gia tăng lợi nhuận và tuyển nhân sự thường xuyên. Tuy nhiên, cũng cần nhấn mạnh vấn đề thiếu hụt ở đây là nhân sự chất lượng cao, nhân sự làm được việc trong ngành CNTT, ở đây tôi muốn nói đến chất lượng chứ không phải số lượng. Nhân sự CNTT chất lượng cao luôn là đối tượng săn đón của tất cả các công ty, tập đoàn lớn trên thế giới, chứ không phải chỉ riêng Việt Nam. Do đó nhu cầu cho nhân sự của ngành này là rất lớn. Hiện nay Việt Nam  chúng ta vẫn đang thiếu rất nhiều, từ mức lập trình viên cho đến các nhân sự cấp cao về CNTT.”

TT TS&TT