Trang Tuyển sinh Trường Đại học Công Thương TP.HCM ts.huit.edu.vn

Ngành ít được người biết nhưng là ngành rất "hot" và được đầu tư rất nhiều

Tại sao ngành Công nghệ vật liệu có cơ hội việc làm rất cao? Ngành này có khó quá hay không? Ngành này độc hại và nguy hiểm đến sức khỏe hay không? Nhiều câu hỏi các em học sinh đặt ra trong quá trình tư vấn tuyển sinh ngành này.

TS. Huỳnh Lê Huy Cường –Trưởng Bộ môn Công nghệ vật liệu của Trường ĐH Công Nghiệp Thực Phẩm Tp. Hồ Chí Minh

TS. Huỳnh Lê Huy Cường cho biết : “Ngành Công nghệ vật liệu hiện nay được xem là một ngành mới với nhu cầu xã hội cao, cơ hội việc làm lớn, tốc độ tăng trưởng hàng năm từ 18-20%. Công nghệ vật liệu là ngành nghiên cứu và triển khai các phương pháp chế tạo, xử lý vật liệu nhằm mục đích thu được vật liệu mới bền hơn, nhẹ hơn, có đặc tính ưu việt hơn, hấp dẫn và tiện dụng hơn trước đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người. Người học được trang bị các kiến thức nền tảng cơ bản về công nghệ vật liệu polymer & composite và công nghệ vật liệu silicate như công nghệ chế tạo vật liệu nhựa- polymer, kỹ thuật sản xuất sơn, công nghệ gia công cao su, keo dán, mực in, vật liệu composite, gia công sản phẩm nhựa, phụ gia nhựa, thiết kế khuôn mẫu và sản phẩm nhựa, kỹ thuật sản xuất gốm sứ, gạch men, thủy tinh, xi măng,…Người học được vận hành thực nghiệm sản xuất vật liệu nhựa, silicate, được trang bị các phương pháp phân tích và đánh giá vật liệu, xác định thành phần, cấu trúc, tính chất của vật liệu, các kỹ thuật và công nghệ xử lý, chế tạo, gia công vật liệu nhựa, polymer, gốm sứ silicate.

Hiện nay, trên địa bàn Tp.HCM và các tỉnh lân cận có rất nhiều các nhà máy xí nghiệp sản xuất lĩnh vực công nghệ vật liệu; đó là các nhà máy sản xuất nhựa, sản xuất sơn, mực in, keo dán, sản xuất cao su, gạch men, gốm sứ, xi măng với nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực công nghệ vật liệu  rất lớn, tỷ lệ sinh viên ra trường kiếm được việc làm của ngành công nghệ vật liệu đều trên 98,9%”.

Mặc dù chỉ tiêu cho ngành khá khiêm tốn nhưng trang thiết bị học tập lại được đầu tư rất nhiều, vậy HUFI kỳ vọng gì ở ngành này?

Thầy Huỳnh Lê Huy Cường: “Chúng tôi tập trung đào tạo nguồn nhân lực tay nghề cao nên hiện tại chưa đặt nặng chỉ tiêu. Chúng tôi đã được các Doanh nghiệp đặt hàng 100% sinh viên ngành Công nghệ vật liệu ra trường năm nay, đó cũng là động lực rất lớn để chúng tôi tiếp tục đào tạo và đầu tư cho ngành. Dự kiến trong 1-2 khóa tiếp theo, chúng tôi sẽ tăng chỉ tiêu cho ngành Công nghệ vật liệu, đồng thời tiếp tục đầu tư, đổi mới các trang thiết bị học tập cho phù hợp với tình hình thực tế”.

Sinh viên thực hành tại xưởng sản xuất nhựa

Nhiều năm qua, HUFI luôn hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp tổ chức tham quan kiến tập, thực tập và giới thiệu việc làm cho sinh viên ngành công nghệ vật liệu như: công ty nhựa Minh Hùng, nhựa Á Châu, nhựa Hoàng Nam, nhựa Duy Tân, nhựa Rạng Đông, nhựa  Việt Thành, nhựa Tân Hiệp Hưng, nhựa Tân Tiến, bao bì Sài Gòn, cao su Thái Dương, sơn Á Đông, bao bì Tân Tiến, nhựa An Thắng, nhựa Lợi Lợi Dân, bao bì Sài Gòn, bao bì Đại Lục, mực in Dy Khang, gốm sứ Kim Trúc, gạch men Hoàng Gia, thủy tinh Malaya,…

Trong tương tai gần, ngành Công nghệ vật liệu của trường Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm Tp. HCM sẽ trở thành một trong những ngành hot khiến thí sinh phải cân nhắc khi lựa chọn ngành nghề.

Năm 2021, HUFI vẫn duy trì 04 phương thức tuyển sinh đối với ngành Công nghệ vật liệu:

Phương thức 1: Xét tuyển học bạ THPT

Phương thức 2: Xét tuyển thí sinh theo kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2021

Phương thức 3: Xét tuyển thí sinh theo kết quả điểm bài thi ĐGNL ĐHQG-HCM năm 2021

Phương thức 4: Xét tuyển thẳng theo Quy chế tuyển sinh đại học của Bộ Giáo dục & Đào tạo.

Tổ hợp môn xét tuyển ngành Công nghệ vật liệu gồm: A00, A01, D07, B00